Chắc hẳn, Force Sell là một từ mà được các nhà đầu tư sử dụng margin nói đến khá nhiều mỗi khi thị trường giảm điểm. Vậy Force Sell là gì? Khi nào bị Call Force Sell?
Trong bài viết này, FininMe sẽ cùng bạn tìm hiểu về Force Sell, làm cách nào để tránh bị Call Force Sell khi sử dụng Margin trong đầu tư cổ phiếu.
Force Sell là gì?
Force Sell hay còn gọi là Forced Selling (dịch theo tiếng Việt của chúng ta là bị ép bán hàng), và hàng ở đây là Cổ phiếu. Force Sell là trạng thái tài khoản ký quỹ (Margin) của nhà đầu tư vi phạm tỉ lệ ký quỹ tối thiểu theo yêu cầu của công ty chứng khoán. Tại thời điểm bị Force Sell, tài khoản của nhà đầu tư khi đó sẽ bị bán thanh lý bắt buộc để đưa tỉ lệ ký quỹ của tài khoản Margin về trạng thái an toàn.
Hiện tượng tài khoản bị Force Sell không một chứng sĩ nào muốn gặp phải trong quá trình đầu tư chứng khoán. Hiện tượng này thường diễn ra khi thị trường hay cổ phiếu của nhà đầu tư đó giảm điểm nhiều. Lúc này, trạng thái của các chứng sĩ trở nên bất lực không còn cách nào để xử lý tài khoản của mình nữa.
Khi nào bị Force Sell?
Force Sell xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư giảm xuống dưới tỉ lệ ký quỹ được quy định của công ty Chứng khoán, và do giá cổ phiếu đang nắm giữ mua nhờ vay margin giảm mạnh. Khi đó, nhà đầu tư cần bán cổ phiếu hoặc nạp tiền vào tài khoản để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì trên mức quy định của Công ty Chứng khoán được cho là an toàn.
Khi bị Force Sell, công ty Chứng khoán sẽ liên hệ với nhà đầu tư bằng các hình thức gọi điện thoại, gửi email, gửi tin nhắn thông báo cho nđt xử lý tài khoản để nâng tỉ lệ ký quỹ lên mức quy định. CTCK sẽ cho bạn một thời hạn nhất định để xử lý vấn đề tài khoản bị Force Sell, hết hạn thời gian quy định CTCK sẽ bán bớt cổ phiếu trong tài khoản ký quỹ của bạn để đưa tỉ lệ tài khoản ký quỹ lên trên mức an toàn.
Tìm hiểu thêm: Cổ phiếu là gì? Cách đầu tư cổ phiếu như thế nào?
Cách hoạt động của Force Sell
Làm thế nào để tránh bị Force Sell
Lời kết
Qua bài viết này, mình hy vọng bạn đã hiểu được Force Sell là gì? Khi nào bị Force Sell?
Bạn đừng quên chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích và tham khảo thêm các bài viết khác nhé! Và nếu có câu hỏi nào liên quan thì hãy để lại ở phần bình luận bài viết này nhé!