thẻ ghi nợ là gì

Thẻ ghi nợ là gì? Nên làm thẻ ghi nợ của ngân hàng nào?

Khi mà nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt đang trở nên phổ biến hơn. Bạn đang muốn sử dụng thẻ ghi nợ để mua sắm không dùng tiền mặt, thanh toán online, mua sắm nhưng bạn vẫn còn chần chừ vì chưa biết rõ về thẻ ghi nợ là gì?

Trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc rằng thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ghi nợ có mấy loại? Nên làm thẻ ghi nợ của ngân hàng nào? Hãy cùng theo dõi nhé!

Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ là loại thẻ thanh toán được các ngân hàng phát hành dành cho các chủ thẻ khi yêu cầu mở thẻ thanh toán thay cho tiền mặt, là nơi giữ tiền. Thẻ ghi nợ có tên tiếng Anh gọi là Debit Card, Bank Card hoặc Check Card. Thẻ ghi nợ là thẻ thanh toán theo hình thức trả trước. Có nghĩa là trong tài khoản phải có tiền thì mới có thể sử dụng được.

Thẻ ghi nợ có các chức năng như rút tiền mặt, chuyển khoản, xem số dư tài khoản, sao kê, thanh toán bằng máy POS, thanh toán hóa đơn, thanh toán online trên các website, trên các trang thương mại điện tử,…

Thẻ ghi nợ được liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng mà bạn đã đăng ký mở thẻ. Số tiền có thể sử dụng sẽ là số tiền có trong thẻ. Vì thế, bạn cần nạp tiền mặt vào thẻ ngân hàng thì mới có thể chi tiêu được. Khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ không có tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau”.

Đặc điểm của thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ được làm bằng nhựa, kích thước dạng hình chữ nhật thường có chiều dài: 85.6mm (3.37 Inch) và chiều rộng: 53.98mm (2.13 Inch). Mặt trước của thẻ sẽ có các thông tin:

  • Tên ngân hàng phát hành thẻ
  • Tên loại thẻ
  • Chip EMV
  • Họ và tên chủ thẻ
  • Số thẻ ngân hàng
  • Hiệu lực thẻ

Mặt sau của thẻ sẽ có dải băng chứa chữ ký của chủ thẻ, một số thông tin liên hệ của ngân hàng như địa chỉ website, số hotline.

Thẻ ghi nợ có mấy loại?

Hiện nay, thẻ ghi nợ được chia làm hai loại là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.

Thẻ ghi nợ nội địa

Là loại thẻ chỉ có thể sử dụng cho các giao dịch, thanh toán cho các chi tiêu mua sắm, sản phẩm và dịch vụ trong nước. Tại Việt Nam thì người ta hay gọi thẻ ghi nợ nội địa là thẻ ATM. Thẻ ghi nợ nội địa thì được phát hành bởi các ngân hàng trong nước.

Loại thẻ này được trang bị các chức năng cơ bản loại thẻ thanh toán và người dùng có thể mở thẻ dễ dàng và nhanh chóng mà không phải thủ tục phức tạp nào.

Thẻ ghi nợ cho phép bạn sử dụng khoản tiền có trong tài khoản và để duy trì thẻ thì lúc nào trong tài khoản cũng phải có dư tối thiểu là 50.000 VND.

Thẻ ghi nợ quốc tế

Khác với thẻ ghi nợ nội địa thì thẻ ghi nợ quốc tế có phạm vi sử dụng được cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Người dùng có thể sử dụng để thanh toán các chi tiêu mua sắm, sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu.

Vì thế, đây là một công cụ tài chính đắc lực dành cho những người thường xuyên có những giao dịch trên phạm vị quốc tế.

Hai tổ chức lớn phát hành thẻ ghi nợ quốc tế đó là VISA và Mastercard. Tại Việt Nam thì loại thẻ này được các ngân hàng trong nước phát hành nhưng sẽ phải có liên kết với hai tổ chức trên.

Chức năng của thẻ ghi nợ

Tất nhiên khi sử dụng thẻ ghi nợ thì bạn cần phải hiểu được chức năng của nó là gì? Để sử dụng hiệu quả thẻ ghi nợ thì bạn có thể tham khảo các chức năng của loại thẻ này.

Rút tiền mặt tại ATM

Đây được coi là chức năng cơ bản của tất cả các loại thẻ thanh toán nói chung và thẻ ATM nói riêng. Hiện nay khi mà hệ thống ATM đã được phủ rộng khắp cả nước thì người dùng có thể dễ dàng rút tiền mặt bằng thẻ ghi nợ một cách nhanh chóng.

Về phí rút tiền mặt tại ATM sẽ tùy vào từng ngân hàng khác nhau. Có ngân hàng thì sẽ thu phí còn một số ngân hàng khác thì không. Thông thường, phí rút tiền sẽ rơi vào khoảng 1000 – 5000 VNĐ.

Thanh toán không dùng tiền mặt

Thay vì phải cầm nhiều tiền mặt khi đi ra ngoài mua sắm thì giờ đây, bạn chỉ cần đem theo một chiếc thẻ ATM, sau đó khi thanh toán thì chỉ cần thao tác quẹt thẻ đơn giản là đã có thể thanh toán nhanh chóng toàn bộ hóa đơn của mình.

Bạn cũng có thể sử dụng thẻ ATM của mình để thanh toán online đối với các trang web mua sắm trên mạng hay trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki.

Tra cứu số dư

Mỗi thẻ ghi nợ đều có liên kết với một tài khoản ngân hàng riêng và bạn có thể truy vấn số dư trong tài khoản qua các cây ATM. Nếu như tài khoản đã đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking thì có thể tra cứu trên app của ngân hàng một cách dễ dàng.

Chuyển, nhận tiền

Tương tự như rút tiền, bạn cũng có thể thực hiện chuyển khoản qua máy ATM hoặc qua app Banking của ngân hàng bằng số tài khoản ngân hàng của người hưởng thụ.

Nếu như sử dụng app Banking của ngân hàng thì việc chuyển tiền sẽ được thực hiện rất nhanh chóng, đơn giản và an toàn. Số tiền sẽ được chuyển thẳng sang tài khoản ngân hàng của người nhận chỉ trong vài phút thậm chí là dưới 1 phút nếu như sử dụng tính năng chuyển khoản nhanh.

Nếu muốn nhận tiền thì bạn chỉ cần đọc số tài khoản ngân hàng cho người gửi là được.

Ngoài ra, nếu như thẻ ghi nợ của bạn đã được đăng ký dịch vụ Internet Banking và sử dụng các app Ipay của ngân hàng thì còn có thêm nhiều chức năng khác nữa.

Phân biệt thẻ ghi nợ với thẻ tín dụng

Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều là những loại thẻ thanh toán được phát hành bởi ngân hàng. Tuy nhiên hai loại thẻ này lại có những đặc điểm riêng.

Thẻ ghi nợ (Debit card) là loại thẻ thanh toán theo hình thức trả trước, chi tiêu và thực hiện giao dịch đúng với số tiền có trong tài khoản. Mỗi thẻ ghi nợ đều liên kết với một tài khoản. Nếu trong tài khoản còn tiền thì mới sử dụng thẻ để thanh toán được.

Thẻ tín dụng (Credit card) là loại thẻ thanh toán theo hình thức trả sau. Có nghĩa là sử dụng để chi tiêu trước rồi sau đó mới trả tiền lại cho ngân hàng. Ngân hàng cho phép khách hàng dùng thẻ để chi tiêu với số tiền ngân hàng cho ứng trước, sau đó trả lại cho ngân hàng trong vòng 45 ngày, nếu không sẽ bị tính lãi.

Thẻ tín dụng thì sẽ không liên kết với bất kỳ tài khoản ngân hàng nào và kể cả trong thẻ không có tiền thì bạn vẫn có thể sử dụng để thanh toán được.

Nên mở thẻ ghi nợ của ngân hàng nào?

Một số tiêu chí bạn cần quan tâm trước khi đưa ra quyết định nên làm thẻ ghi nợ của ngân hàng nào.

Biểu phí thẻ

Mỗi loại thẻ ngân hàng đều có những loại biểu phí dịch vụ riêng. Một số loại phí của thẻ ghi nợ có thể kể đến như: phí phát hành thẻ, phí duy trì thẻ, phí thường niên, phí rút tiền, phí chuyển khoản.

Đa số các ngân hàng hiện nay đều miễn phí phát hành thẻ ghi nợ, còn các loại phí khác thì sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng.

Độ phủ sóng cây ATM

Rút tiền mặt tại cây ATM luôn là một trong những nhu cầu hàng đầu khi sử dụng thẻ ghi nợ. Vì thế, những ngân hàng có mật độ phủ sóng cây ATM cao thì sẽ được nhiều người lựa chọn hơn.

Hiện nay, các ngân hàng đều đã tham gia vào hệ thống liên kết ngân hàng NAPAS có nghĩa là bạn có thể rút tiền tại bất cứ cây ATM nào. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng ngân hàng mà sẽ mất phí rút tiền nếu như rút ở cây ATM không thuộc ngân hàng đó.

Hạn mức giao dịch, rút tiền

Hạn mức giao dịch, rút tiền cũng là tiêu chí để mọi người lựa chọn ngân hàng làm thẻ ATM. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều quy định hạn mức rút tiền tối đa một lần khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng và một ngày khoảng vài trăm triệu.

Độ bảo mật, an toàn

Hiện tại, tất cả các ngân hàng đều thực hiện chuyển đổi thẻ chip nội địa theo quy định mới được ban hành từ ngân hàng Nhà nước để nhằm tăng cường độ bảo mật cho các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đó, tất cả các loại thẻ ghi nợ đều sẽ phải chuyển sang thẻ gắn chip với những ưu điểm sau:

  • Hạn chế các rủi ro về các gian lận giả mạo, đánh cắp thông tin,…
  • Thanh toán online tiện lợi tại nhiều website, liên kết được với các ví điện tử có biểu tượng logo NAPAS.

Các ngân hàng nên mở thẻ ghi nợ

Ngân hàng MBBank

Đây là một trong những ngân hàng tiên phong trong chiến dịch “chuyển tiền” 0 đồng. Khi mà tất cả các loại giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong và ngoài ngân hàng thì đều được miễn phí.

Người dùng có thể dễ dàng chuyển tiền đến hơn 40 ngân hàng trong hệ thống NAPAS mà không mất phí chuyển tiền. Ngoài ra MBBank cũng không thu phí duy trì thẻ hàng tháng, khách hàng có thể mở thẻ online hoàn toàn 100% nhanh chóng.

Ngân hàng VPBank

VPBank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lâu đời tại Việt Nam. Các loại phí của thẻ ghi nợ VPBank cũng tương đối thấp hoặc là miễn phí. Độ bảo mật, an toàn và độ phủ sóng của ATM VPBank được đánh giá ở mức tốt nên được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Ngân hàng TPBank

TPBank là một trong các ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ hiện đại nhằm giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất. Đặc biệt là các cây ATM Livebank với nhiều tính năng nổi bật.

Chuyển tiền, rút tiền không mất phí cũng là những yếu tố thúc đẩy khách hàng tin tưởng lựa chọn ngân hàng TPBank. 

Ngân hàng Techcombank

Techcombank không yêu cầu bất kỳ ràng buộc nào về số dư tối thiểu hay loại tài khoản đặc biệt nhất định. Tất cả tài khoản Techcombank đều được miễn phí chuyển tiền trong ngân hàng và liên ngân hàng. Đặc biệt Techcombank còn có chức năng chuyển tiền nhanh chỉ mất chưa tới 1 phút là đã nhận được tiền.

Ngân hàng VIB

Người dùng được hỗ trợ miễn phí chuyển tiền khi thực hiện qua ứng dụng MyVIB, với các điều kiện như sau:

  • Các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng với giá trị dưới 500.000 đồng. 
  • Các giao dịch trực tuyến cho khách hàng dùng gói tài khoản VIB Sapphire.

Câu hỏi thường gặp

Thẻ ghi nợ có phải là thẻ ATM không?

Thẻ ghi nợ chính là thẻ ATM, mọi người thường hay gọi là thẻ ATM để cho nó dễ đọc hơn.

Thẻ ghi nợ quốc tế là gì?

Thẻ ghi nợ quốc tế tên là thẻ Visa Debit có tất cả các tính năng của một thẻ thanh toán nhưng phạm vị sử dụng rộng khi mà có thể sử dụng cả ở trong nước lẫn quốc tế.

Thẻ ghi nợ khác thẻ tín dụng như thế nào?

– Thẻ ghi nợ là loại thẻ thanh toán theo hình thức trả trước, chi tiêu và thực hiện giao dịch đúng với số tiền có trong tài khoản. Mỗi thẻ ghi nợ đều liên kết với một tài khoản. Nếu trong tài khoản còn tiền thì mới sử dụng thẻ để thanh toán được.
– Thẻ tín dụng là loại thẻ thanh toán theo hình thức trả sau. Có nghĩa là sử dụng để chi tiêu trước rồi sau đó mới trả tiền lại cho ngân hàng. Thẻ tín dụng thì sẽ không liên kết với bất kỳ tài khoản ngân hàng nào và kể cả trong thẻ không có tiền thì bạn vẫn có thể sử dụng để thanh toán được.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin về thẻ ghi nợ mà mình muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ghi nợ có mấy loại và nên làm thẻ ghi nợ ngân hàng nào?

Nếu như còn thắc mắc gì liên quan đến thẻ ghi nợ thì hãy để lại câu hỏi ở phía dưới phần bình luận nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Hãy để lại lời nhắn của bạn:

Theo dõi
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận